Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam
Trước đây khi Hoa kỳ chuẩn bị xua quân tiến chiếm Iraq tiêu diệt nhà độc tài Saddam Hussein, ký giả Dan Rather đã đến tận Thủ đô Iraq để phỏng vấn Tổng thống Saddam Hussien tìm hiểu sự thật. Hoặc trong những năm Cuba thù nghịch với Hoa Kỳ, Dan Rather cũng đã đến tận thủ đô Havana để phỏng vấn lãnh tụ Fidel Castro. Cùng với tinh thần truyền thông ấy, tôi quan niệm một tờ báo sốt dẻo, đứng đắn, uy tín cần phải trung thực.













Trung thực với chính mình và trung thực với đọc giả. Đây là động cơ có tính thuyết phục để tôi mong muốn chuyển tải những thông tin mà mình nghĩ rằng độc giả nóng lòng chờ đợi. Dĩ nhiên, ngoài thiên chức làm báo tôi còn là một người Việt Nam chính gốc. Cho nên những quan tâm của tôi đối với đất nước đồng hành cùng những suy nghĩ của đọc giả. Từ những thôi thúc và động lực ấy, tôi trực tiếp liên lạc cùng Vụ Báo Chí thuộc Bộ Ngọai Cộng Sản Việt Nam với vai trò của một nhà báo Hải Ngọai cũng giống như những tờ báo khác trên thế giới muốn được phỏng vấn về tự do tôn giáo, báo chí và phản ứng của nhà nước Cộng Sản Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa. Sau thời gian chờ đợi, tôi đã được Bộ Ngoại Giao và Ban Tôn Gíao chính phủ đồng ý được phỏng vấn Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, người phụ trách về Ủy Ban Người Việt ở nước ngoài và ông Nguyễn Thế Doanh, nguyên Trưởng Ban Tôn Giáo Trung Ương.



Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Hoạt và Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn.



Tôi mong muốn rằng cuộc phỏng vấn nầy sẽ giúp cho đọc giả hải ngoại hiểu thêm về đường lối và chính sách của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.


Tổng biên tập báo Dân Quyền, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt (NHH): Thưa Thứ trưởng, ông đánh giá thế nào về những đóng góp của kiều bào đối với đất nước thời gian vừa qua?


Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (TT. NTS): Trước hết, tôi đánh giá cao cuộc gặp gỡ giữa tôi với ông chủ bút báo Dân Quyền ngày hôm nay. Tôi mong muốn báo Dân Quyền cùng các cơ quan ngôn luận khác có tính chất khách quan gửi những thông tin thực tế, chính xác, chân thật về tình hình Việt Nam tới bà con ở hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.


Theo thống kê của chúng tôi, hiện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khoảng 4 triệu người, trong đó, tại Mỹ xấp xỉ 1,7 triệu (theo phía Mỹ, con số này là 2,2 triệu.) Chúng tôi luôn khẳng định trong tất cả các bài diễn văn của lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng như trong các cuộc gặp gỡ mà chúng tôi đã tổ chức ở Hà Nội, Hoa Kỳ hay bất kỳ nơi nào khác rằng 4 triệu bà con kiều bào là “một bộ phận không thể tách rời” của dân tộc Việt Nam. Điều này cũng được khẳng định rất rõ trong Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị Việt Nam.


Kể từ ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đang từng ngày hồi sinh trỗi dậy và đi lên; được cộng đồng thế giới thừa nhận, thể hiện qua việc chúng ta trở thành một quốc gia có vị thế được trân trọng trên trường quốc tế, chúng ta đã thực hiện thành công 2 năm làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kinh tế phát triển, đất nước đổi mới.


Thành công trên gắn liền với sự đoàn kết, ủng hộ của kiều bào. Cho nên, chúng tôi đánh giá cao việc bà con ở hải ngoại luôn hướng về quê hương đất nước. Với tình cảm và sự hiểu biết về cội nguồn gốc rễ, bà con đã có những đóng góp thiết thực với quê hương đất nước thông qua những dự án đầu tư, làm ăn kinh tế, và sự giúp đỡ trong những lần thiên tai, dịch bệnh. Những hoạt động chúng tôi tổ chức trong năm qua để hướng bà con về cội nguồn, để cho bà con thấy rằng, dù đi đâu, dù ở đâu, dù bà con còn suy nghĩ thế nào thì đất nước Việt Nam vẫn là cội nguồn dân tộc. Chúng tôi đánh giá cao tinh thần yêu nước cũng như tình cảm của bà con đối với quê hương đất nước. Chúng tôi đánh giá rất cao những đóng góp của kiều bào với quốc gia sở tại nơi bà con sinh sống. Chúng tôi cũng đánh giá cao trí tuệ Việt Nam trong cộng đồng kiều bào ở nước ngoài. Chúng ta đã có những chính trị gia, những doanh nhân, những sinh viên thành đạt. Thế giới đã thừa nhận Việt Nam là một dân tộc thông minh, không thua kém bất kỳ một dân tộc nào thì không có lý do gì mà nhân dân trong nước, chính phủ trong nước không tự hào về sự thành đạt, phát triển và nổi tiếng của bà con Việt Nam ở hải ngoại. Ngược lại, không có lý do gì mà bà con chúng ta ở khắp năm châu bốn biển không tự hào, không phấn khởi bởi những đổi thay của đất nước đang đi lên.


NHH: Dư luận trong nước và quốc tế đang đề cập nhiều đến vấn đề kiểm duyệt báo chí và internet của Việt Nam (thể hiện qua vụ bắt giữ một số nhà báo, blogger, không truy cập vào trang facebook....). Gần đây, có tin Việt Nam còn chặn cả trang web của BBC. Ông giải thích thế nào về việc này?


TT. NTS: Trước hết, tôi xin cung cấp với ông Chủ bút một vài số liệu liên quan đến vấn đề ông quan tâm. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 687 cơ quan báo chí với gần 900 ấn phẩm; 16, 000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề và hàng ngàn nhà báo nghiệp dư; 29 cơ quan báo chí nước ngoài có trụ sở thường trú tại Việt Nam; khoảng 60 kênh truyền hình nước ngoài phát sóng ở Việt Nam liên tục 24/24 giờ. Tính đến năm 2009, số người đăng ký sử dụng internet ở Việt Nam gần 22 triệu người, chiếm dân số; 1,1 triệu người trở thành các blogger trên internet; 94% trường phổ thông và 100% trường đại học đã được nối mạng internet. Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế thì Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới. Đây là con số mà nhiều quốc gia phát triển chưa có được.


Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ thông tin báo chí ở Việt Nam cởi mở như hiện nay, thậm chí, chúng tôi lo rằng báo chí Việt Nam phát triển nhanh quá, mạnh quá. Tôi cho rằng không có chuyện Việt Nam chặn trang web của BBC. Bà con có thể được xem BBC truyền hình thì không có lý do gì chúng tôi lại chặn BBC internet vì thực tế thông tin truyền hình còn nhanh và trực diện hơn nhiều. Các kênh quốc tế khác như CNN, CNBC, kể cả các kênh tuyên truyền văn hóa rất mạnh là MTV, MTV plus, MTV Asia... cũng phát sóng 24/24 giờ ở Việt Nam. Cần nói thêm rằng, một số chương trình âm nhạc của MTV có những hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam, đôi lúc lồng cả những hình ảnh thời sự, chính trị không phù hợp với mong muốn của chúng tôi nhưng chúng tôi không cắt. Chúng tôi vẫn phát để công chúng đón nhận và tự đánh giá tùy theo sở thích, lứa tuổi của mình. Thông qua thâm nhập thực tế ông chủ bút có thể tự đánh giá được.


Chúng tôi chỉ ngăn cản những thông tin có tính chất kích động, gây hoang mang, dao động, làm ảnh hưởng đến đời sống chính trị, ổn định xã hội của Việt Nam hoặc đi ngược lại với đường lối của chính phủ Việt Nam. Chúng tôi dứt khoát không cho tuyên truyền những thông tin đó, vì đó là những thông tin xuyên tạc và không đúng sự thật Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với các thông lệ và các công ước quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam.


Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc xã hội Việt Nam không cần tô son điểm phấn để chứng minh thành quả của mình bởi nó là điều hiển nhiên, là thực tế của một đất nước đang vươn lên và thế giới đang thừa nhận. 


NHH: Một vấn đề khác mà cộng đồng hải ngoại rất quan tâm là vụ xét xử một số cá nhân, trong đó có luật sư Lê Công Định. Có ý kiến cho rằng, phiên tòa xét xử không theo đúng trình tự thủ tục và đòi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức đối với những bị cáo này. Xin Thứ trưởng giải thích thêm về vụ việc và cho biết hướng xử lý sắp tới của Việt Nam?  


TT. NTS: Tôi chia sẻ với những suy nghĩ và sự quan tâm của bà con. Việt Nam luôn tôn trọng và lắng nghe những ý kiến bất đồng của những người còn có những chính kiến khác đối với thể chế, chế độ nhà nước chúng tôi. Họ có quyền bày tỏ một cách hòa bình, hợp pháp và đúng nơi, đúng chỗ. Đối với các trường hợp Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân hay một số cá nhân chúng tôi bắt giữ thời gian qua, họ không những vi phạm luật pháp mà còn có kế hoạch bạo động, lật đổ nhà nước Việt Nam. Đây là hai vấn đề khác nhau. Họ không chỉ nêu những ý kiến, quan điểm bất đồng, mà còn có chương trình hành động, phân vai thành lập đảng, cử chức vụ người làm tổng thư ký, người làm tổng tư lệnh, người làm bộ trưởng, người làm thứ trưởng. Họ có tiến trình để lật đổ nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là tội bạo động, lật đổ chế độ, lật đổ một nhà nước có chủ quyền, pháp quyền và là thành viên đầy đủ tư cách của Liên Hợp Quốc. Không thể có chuyện tha thứ khi họ vi phạm những điều hết sức nghiêm trọng như vậy!


Tôi khẳng định rằng, tất cả quá trình xét xử đều làm theo đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với các công ước, luật pháp quốc tế mà Việt Nam tham gia về quyền tự do con người và những vấn đề liên quan đến quá trình bắt giữ, điều tra. Từ lúc chúng tôi có nghi vấn đến lúc tạm giữ, điều tra, xét xử đều đảm bảo đúng quy trình tố tụng, tức là phải có đầy đủ chứng cứ, phải có quá trình điều tra, có nhân chứng và luật sư. Ngoài ra, phiên tòa xét xử được tổ chức công khai, với sự tham dự của một số phóng viên báo chí nước ngoài. Đây là thiện chí của chúng tôi. Tuy nhiên, sau khi tham dự phiên tòa, họ đã có những bài viết không đúng thực chất đã diễn ra tại phiên tòa. Đó là điều đáng tiếc! Việc làm này có ảnh hưởng đến danh dự, trình độ nghề nghiệp của những phóng viên đó hay không thì chúng tôi không rõ, nhưng mong rằng bằng lương tâm nghề nghiệp, họ sẽ có những bài báo khác đúng hơn về thực chất của vấn đề.


Tất cả các công dân Việt Nam đứng trước pháp luật đều bình đẳng như nhau. Chúng tôi xin nhắc lại rằng những người đã bị xét xử trong năm qua đã thừa nhận hành vi của họ là vi phạm luật pháp, tham gia kế hoạch lật đổ một nhà nước có chủ quyền, một nhà nước là thành viên Liên Hợp Quốc. Điều này luật pháp quốc tế cũng không cho phép.


NHH: Thưa ông, là người có buổi tiếp và làm việc với dân biểu Mỹ Joseph Cao (Cao Quang Ánh) tháng 01/2010, Thứ trưởng đánh giá thế nào về chuyến thăm và về cá nhân ông Cao? 


TT. NTS: Trước hết, cá nhân tôi thấy rằng trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại có những người thành đạt như ông Cao Quang Ánh là điều đáng mừng, bởi vì ông Cao là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trúng cử vào một cơ quan, tổ chức chính trị lớn và uy tín ở Mỹ. Điều đó chứng tỏ khả năng và trí tuệ của người Việt Nam luôn luôn được thể hiện ở bất kỳ chỗ nào, dù ở Việt Nam, ở Pháp, hay ở Ý… thì trí tuệ Việt Nam luôn được khẳng định.


Tiếp xúc với nghị sĩ Cao, tôi thấy ông ta là người dễ gần, thông minh và cởi mở. Tôi không biết trước đây ở Hoa Kỳ, nghị sĩ Cao phản ứng như thế nào đối với chính sách của nhà nước Việt Nam, nhưng khi gặp tôi, ông Cao hoàn toàn không đả động gì đến vấn đề dân chủ, nhân quyền, mà chỉ nói rằng ông vẫn “còn một số ý kiến bất đồng, chưa đồng nhất với chính phủ Việt Nam nhưng những ý kiến này có thể trao đổi và thỏa thuận với nhau được.” Cái quan trọng mà tôi đồng tình với ông Cao là ông mong muốn nhìn thấy đất nước Việt Nam rộng mở và giàu mạnh. Điều này cũng phù hợp với ý tưởng chung của chúng tôi.


Khi gặp tôi cùng ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak và Hạ nghị sĩ Honda, thì ông Cao có thái độ rất mềm mỏng và thiện chí. Tuy nhiên, sau khi trở về Mỹ, nghị sĩ Cao đã có những phát biểu khác với hôm gặp tôi ở Hà Nội. Ông nói rằng ông có nêu vấn đề dân chủ, nhân quyền với Bộ Ngoại giao Việt Nam trong khi gặp tôi thì ông hoàn toàn không đề cập gì. Cái này có cả ngài Đại sứ Mỹ và ông Honda chứng kiến. Nhưng tôi hiểu và thông cảm với hoàn cảnh thực tế của nghị sĩ Cao, vì ở Mỹ, ông phải đối mặt với một số cá nhân cực đoan còn đang cố chấp, cố tình có những suy nghĩ không phù hợp với lợi ích dân tộc, hay nói thẳng rằng họ còn có những hận thù với dân tộc. Chúng ta đang cố gắng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh thì không có lý gì người Việt Nam lại đi bôi nhọ hình ảnh đất nước, dân tộc mình. Tôi cho rằng, trong thâm tâm ông Cao cũng phải thừa nhận rằng nước Việt Nam đang vươn lên, đang trỗi dậy mạnh mẽ, đem lại lợi ích rất thiết thực cho nhân dân và uy tín cho chính dân tộc mình, được nhân dân thế giới ngưỡng mộ, nhưng trước bà con cộng đồng còn có những thái độ cực đoan như thế thì ông Ánh buộc phải nói như vậy.


Tình cảm mà nhân dân trong nước dành cho bà con kiều bào mà ông Cao là đại diện là tình cảm chân thành nhất, không khách sáo, không giả tạo. Một số bà con chưa hiểu về tình hình đất nước sẽ nghĩ rằng khi về nước ông Cao sẽ bị đối xử rất lạnh nhạt và có thể có những kỳ thị, những khoảng cách. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Cuối cùng, tôi hi vọng dù có phát biểu gì thì với lương tâm, trách nhiệm đối với đất nước, ông cũng thấy được thực chất của cội nguồn nơi đã sinh ra mình và có những suy nghĩ thiết thực để đóng góp vào việc đoàn kết dân tộc.


NHH: Sau này, ông có dự định làm việc với ông Cao nữa không, thưa Thứ trưởng?


TT. NTS: Tôi luôn sẵn sàng hợp tác với ông Cao nhằm thúc đẩy đại đoàn kết dân tộc và hợp tác Mỹ - Việt. Tại cuộc gặp hồi tháng 01/2010, tôi đã đề nghị nghị sĩ Cao giúp tôi với tư cách là Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài- người chịu trách nhiệm cao nhất về các chế độ chính sách đối với kiều bào- đối thoại với tất cả những bà con, anh, chị, em… đang còn những suy nghĩ khác, còn những gay gắt khác trong quan niệm, nhận xét về tình hình đất nước. 


Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch của chúng tôi, đã nói ở Mỹ năm 2007 rằng “dù thế nào đi nữa, dù người ta có tội lỗi nhưng bây giờ họ trở lại Việt Nam, mong muốn với trái tim, tấm lòng yêu nước trở về, thì mẹ Việt Nam vẫn giang rộng cánh tay đón họ.” Đây chính là câu nói, ý nguyện của nhân dân, thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những người nơi khác đến làm cho anh em chúng ta đánh nhau, để rồi họ phủi tay ra đi với hậu quả của chất độc da cam còn hằn mãi trên mảnh đất Việt Nam. Nhưng chúng ta vẫn tha thứ. Truyền thống nữa của dân tộc Việt Nam lấy nhân nghĩa thắng hung tàn. Đó là lý do chúng tôi muốn gặp bà con càng sớm càng tốt, bởi vì chúng tôi biết số này không còn nhiều nữa. Chúng tôi muốn gặp để cho họ thấy được đổi thay của đất nước, và lương tâm họ không bị cắn rứt khi họ trở thành những người quá già, những người không còn đủ sức để về quê hương nữa. Chúng tôi muốn gặp họ sớm, để họ thức tỉnh sớm, để họ hợp tác với ta như ông Ánh đã nói với chúng tôi ở Hà Nội là mong muốn đối thoại, hợp tác với nhau để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Chừng nào chưa gặp được bà con thì chúng tôi chưa yên tâm.


Với tư cách là một nhà nước có chủ quyền, chúng tôi muốn bà con phải được nghe những tiếng nói chân chính, những tiếng nói thật từ các quan chức, lãnh đạo.


NHH: Thưa Thứ trưởng, là một nhà báo hải ngoại nói riêng và là người Việt Nam nói chung, tôi luôn luôn quan tâm đến vấn đề lãnh thổ mà cha ông chúng ta đã hy sinh máu xương để bảo tồn. Xin Thứ trưởng cho biết chủ trương và quan điểm của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển với các nước láng giềng, đặc biệt Trung Quốc thời gian tới?


TT. NTS: Quan điểm, điều kiện tiên quyết của nhà nước CHXHCN Việt Nam là quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Việt Nam trên đất liền và hải đảo. Đến nay, những vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ trên bộ và đất liền từ nhiều năm qua với Trung Quốc cơ bản đã được giải quyết sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký kết hiệp định phân giới trên bộ và đất liền. Đối với Hoàng Sa và Trường Sa, chủ trương của Việt Nam là duy trì ổn định, hòa bình, đảm bảo an ninh trong khu vực và đất nước. Chúng tôi chủ trương đàm phán, chủ trương gìn giữ hòa bình chứ chúng ta không chủ trương đấu tranh bạo động.


 


Đối với biển Đông hiện có 3 tranh chấp chính. Thứ nhất là tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với 5 quốc gia và vùng lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó, ta tranh chấp Hoàng Sa với Trung Quốc; Trường Sa với Trung Quốc, trong đó có cả Đài Loan của Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Brunei. Thứ hai là tranh chấp ở vùng phân định thềm lục địa và vùng chồng lấn kinh tế, chủ yếu là tranh chấp với Indonesia và Malaysia. Thứ ba là tranh chấp trong các hoạt động ở ngoài biển liên quan đến xác định các vùng thông tin tọa độ, các vùng khoa học, thăm dò, dầu khí, thăm dò thềm lục địa, các nghiên cứu về hải dương học, kể cả nghề đánh cá. Chủ trương của Việt Nam là đàm phán với tất cả các quốc gia để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình. Bằng những chứng cứ khoa học và lịch sử, bằng những chứng cứ thực tế, chúng ta có thể tuyên bố chủ quyền của ta với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Đối với những vụ việc xảy ra trong quá trình tranh chấp, một mặt chính phủ Việt Nam lên tiếng phản đối, một mặt chúng ta chứng minh chủ quyền của chúng ta. Chúng ta kiên trì để đàm phán bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam không chủ trương đối đầu và dùng bạo lực đối với bất kỳ quốc gia nào. Đối với Trung Quốc, chúng tôi muốn để nhân dân Trung Quốc cũng thấy được vấn đề và chúng ta cùng nhau bàn bạc, đàm phán, trao đổi trên cơ sở những chứng cứ lịch sử, chứng cứ khoa học để rồi chúng ta thuyết phục bạn thấy được chân lý.


NHH: Xin Thứ trưởng cho biết định hướng của Việt Nam đối với công tác kiều bào trong năm 2010? 


TT. NTS: Đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong suốt những năm qua, Đảng và nhà nước Việt Nam đã có những quan tâm to lớn. Nhiều chính sách của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu cụ thể của bà con, chẳng hạn, bà con mong muốn được về thăm quê hương, đất nước một cách thuận lợi thì đã có Quyết định 135 của Chính phủ miễn visa cho bà con; từ Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn tới một loạt các nghị quyết mang tính chất chiến lược, lâu dài đối với bà con đó là Luật quốc tịch mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua và có hiệu lực từ tháng 9/2010, theo đó bà con có thể giữ 2 quốc tịch. Rồi luật về nhà ở, chúng tôi đã sửa đổi, bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai để bà con kiều bào làm ăn lâu dài hoặc về chơi trong nước có thể được mua và sở hữu nhà. Đây là một chế độ rất mới đối với bà con.


Hiện chúng tôi đang xây dựng chế độ chính sách để thu hút trí thức kiều bào về xây dựng đất nước. Chúng tôi đang làm việc trình lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự án này. Tuy nhiên, việc này không thể làm ngay trong 1-2 năm mà sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Một mặt, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con, mặt khác, mong bà con hiểu và cảm thông với tình hình khó khăn của đất nước nên không thể đòi hỏi như ở bên ngoài được.


Năm 2010, Việt Nam sẽ tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Tôi muốn bà con sẽ có những hành động thiết thực hướng về đại lễ, bởi đây là niềm tự hào dân tộc, không phải thành phố nào trên thế giới cũng có được. Bà con có thể đóng góp cho đất nước bằng cách truyền bá, dạy dỗ các con cháu hồn dân tộc, đó là tiếng Việt, đó là văn hóa dân tộc! Ngoài đề án về chính sách chế độ thu hút chuyên gia, chúng tôi đang triển khai đề án dạy tiếng Việt trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài. Lực lượng bà con ta ở hải ngoại là những hạt nhân tích cực để tuyên truyền, bảo tồn văn hóa dân tộc ở nước ngoài.


NHH: Tôi nghĩ những ý kiến ông thứ trưởng đưa ra rất cần thiết để đọc giả hải ngọai hiểu thêm vấn đề. Xin cảm ơn Thứ trưởng đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn nầy. Chúc ông sức khỏe và thành đạt trong mọi công tác ở tương lai.


TT. NTS: Cảm ơn tiến sĩ. Tôi cũng chúc tiến sĩ cùng gia đình sức khỏe và thành đạt trong năm mới


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
    Bách Việt Trong Lòng Đại Việt Và Chiến Lược Văn Hoá Phục Hoạt Nền Văn Minh Bách Việt (01-09-2010)
    Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương (01-09-2010)
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152852680.